1. Nên chọn mua đệm của 1 nhà sản xuất có uy tín. Có thể căn cứ vào sản lượng và lượng tiêu thụ của nhà sản xuất ấy trên thị trường để xác định độ uy tín của họ.
2. Khi chọn đệm, bạn nên dùng cảm giác của đôi tay: hãy sờ và vỗ vào mặt đệm. Nếu bạn sờ thấy lò so nghĩa là chiếc đệm đó độn quá ít nguyên liệu bên trong, khi nằm sẽ có cảm giác lò so chọc vào người, rất đau và khó chịu. Nếu vỗ vào mặt đệm mà thấy cảm giác hơi rỗng, nghĩa là chiếc đệm đó không đảm bảo về mặt kĩ thuật và chất lượng, các bộ phận bên trong được ráp nối với nhau rời rạc, không chặt chẽ.
3. Tốt nhất, bạn hãy đích thân nằm lên trên và thử cảm giác của mình. Nếu nằm nghiêng mà bạn thấy phần eo của mình không chạm vào mặt đệm nghĩa là chiếc đệm đó quá cứng. Đệm cứng quá sẽ không tốt cho những người có tình trạng sức khoẻ bình thường bởi vì cột sống sẽ không được thư giãn nếu tiếp xức với mặt phẳng cứng quá lâu. Chiếc đệm lý tưởng phải cho bạn cảm giác toàn thân được nâng đỡ và cột sống được giữ ở trạng thái thả lỏng tự nhiên nhất.
4. Hãy dựng dem ở trạng thái đứng thẳng và quan sát xem chiếc đệm ấy có bị vẹo vọ hoặc đổ nghiêng hay không. Nếu mắc một trong những tật ấy chứng tỏ khâu may được thực hiện một cách cẩu thả.
5. Có được đệm tốt còn cần phải có một bộ dát giường thật tốt nữa. Dát giường tốt phải đáp ứng được những tiêu chí sau: phải chắc khoẻ để đủ sức nâng đệm và sức nặng cơ thể người, phải tạo ra một mặt phẳng tương đối. Nếu dát giường không đảm bảo đủ những yếu tố trên thì sẽ làm biến dạng hình dáng đệm và gây ra hiện tượng đệm võng lún.
6. Ngoài việc kiểm tra kết cấu và kỹ thuật may của đệm, bạn còn phải xem xét đến cả chất liệu bề mặt đệm nữa. Lưu ý chọn loại vải bọc đã qua xử lý, tránh tạo môi trường phát sinh vi khuẩn.
Đệm có nhiều loại như đệm lò xo, đệm cao su, đệm bông ép,... bạn có thể tìm hiểu lựa chọn loại phù hợp
Trên đây là những gợi ý để chọn mua được sản phẩm đệm tốt. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các bạn chọn được chiếc đệm vừa ý cho gia đình của bạn.